Tại sao camera bị gợn sóng, nhiễu và cách xử lý

Tại sao camera bị gợn sóng, bị nhiễu và cách xử lý hiện tượng trên ra sao? Chúng ta phải làm như thế nào đối với hiện tượng trên là câu hỏi được mọi người quan tâm.

Công nghệ camera giám sát đã trở nên thông dụng và là nhu cầu cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta. Công nghệ trên thiết bị giúp con người giám sát, bảo vệ an ninh tại các khu vực được lắp đặt. Bên cạnh đó, camera giúp giám sát cũng như mang đến nhiều tiện ích trong việc quản lý công việc, giám sát con người. Nếu như camera giám sát bạn đang dùng bị nhiễu, gợn sóng hay là tín hiệu hình ảnh bị mờ. Dẫn đến ngắt quãng khi ghi hình thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi tại sao camera bị gợn sóng, nhiễu và cách xử lý như thế nào thì đơn vị lắp đặt camera Đà Nẵng sẽ chia sẽ cho các bạn bài viết dươi đây , mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Nguyên nhân nào khiến hình ảnh trên camera bị nhiễu, gợn sóng?

1. Biểu hiện khi camera bị mờ, nhiễu

Tại sao camera bị gợn sóng, nhiễu và cách xử lý
Camera bị gợn sóng, nhiễu sẽ khiến hình ảnh thu được bị mờ, nhòe, có các đường kẻ ngang, dọc, hoặc các đốm sáng. Biểu hiện cụ thể của camera bị gợn sóng, nhiễu như sau:

  • Hình ảnh bị mờ, nhòe: Đây là biểu hiện phổ biến nhất của camera bị gợn sóng, nhiễu.
  • Có các đường kẻ ngang, dọc: Các đường kẻ ngang, dọc có thể xuất hiện ở toàn bộ khung hình hoặc ở một số vị trí nhất định.
  • Có các đốm sáng: Các đốm sáng có thể xuất hiện ở toàn bộ khung hình hoặc ở một số vị trí nhất định.

Ngoài ra, camera bị gợn sóng, nhiễu cũng có thể khiến hình ảnh bị giật, lag, hoặc mất hình.

2. Nguyên nhân camera bị nhiễu

– Nguồn điện cấp không đủ: Thông thường thị nguồn điện cần thiết và đủ để cấp điện cho camera là 12V. Tuy nhiên, nếu đường dây cáp bạn dùng bị yếu sẽ khiến tình trạng suy hao tín hiệu cho hệ thống camera xảy ra. Do đó, người sử dụng phải cấp cho camera quan sát nguồn điện lên đến 24V. Bên cạnh việc sụt áp kèm theo đó là các hiện tượng tăng độ điện áp của bộ nguồn cũng làm ảnh hưởng đến tín hiệu của camera.

– Tín hiệu video đầu vào và ra truyền ở khoảng cách xa, đường cáp có độ kháng nhiễu thấp, chất lượng không ổn định. Mặt khác, dây cáp có nhiều đoạn nối, dây bị lỏng khi dùng thời gian dài, dây truyền bị gấp khúc. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu khiến tín hiệu camera bị nhiễu.

Tại sao camera bị gợn sóng, nhiễu và cách xử lý (1)

– Camera và hệ thống giám sát bị nhiễu bởi từ trường hay các điện trường cảm ứng từ hệ thống điện gần kề. Chẳng hạn như trạm biến áp, sóng điện từ xung quanh những khu vực truyền tải.

– Quá trình lau chùi, vệ sinh mặt kính của camera: camera đã lắp lâu ngày trên tường, trong nhà hay ngoài trời đều bị bụi bám. Hay bị va đập làm cho ống kính bị biến dạng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

– Đôi khi là do tác động trực tiếp từ môi trường xung quanh như âm thanh, tiếng gió, độ rung động. .. Những yếu tố khác liên quan như điều kiện thời tiết, mưa gió, những điểm tiếp xúc. .. Hoặc có khi là do thi công không cẩn thận.

Biện pháp khắc phục khi camera bị gợn sóng, nhiễu

Những biện pháp khắc phục đơn giản có thể áp dụng bao gồm:

Để khắc phục được tình trạng camera bị nhiễu, gợn sóng. Trước hết quý vị cần xác định được camera của bạn bị nhiễu, gợn sóng là do đâu. Từ đó bạn mới đưa ra được biện pháp khắc phục nhanh nhất, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Khắc phục lỗi camera bị nhiễu, gợn sóng do dây tín hiệu: Bạn cần kiểm tra xem dây cáp tín hiệu có bị đứt, gãy, hoặc bị nhiễu điện từ hay không. Nếu dây cáp bị đứt, gãy thì cần thay thế dây cáp mới. Nếu dây cáp bị nhiễu điện từ thì bạn có thể sử dụng dây cáp chống nhiễu hoặc lắp đặt bộ lọc nhiễu.

Tại sao camera bị gợn sóng, nhiễu và cách xử lý (2)

Lỗi camera không đủ điện: Nếu như quý vị đang có ý định truyền tải tín hiệu camera của mình ở trên cáp tín hiệu dài. Như vậy chắc chắn dây điện trên đường truyền sẽ có hiện tượng tụt áp thậm chí là gây mất tín hiệu camera của bạn.cáp mới. Nếu dây cáp bị nhiễu điện từ thì bạn có thể sử dụng dây cáp chống nhiễu hoặc lắp đặt bộ lọc nhiễu.

Vì vậy nếu quý vị đang sử dụng nguồn năng lượng là 12VDC thì nên chuyên ngay qua nguồn năng lượng là 24VAC, cường độ dòng điện phải đủ cao. Tiếp theo bạn trang bị cho camera của mình một Adapter 24VAC để thực hiện chuyển 12VDC cuối dòng trước khi cắm nguồn năng lượng cho camera. Khi giải pháp này đủ sẽ tăng cường được độ tín hiệu ở trên cáp và đảm bảo tín hiệu và kết nối ổn định hơn.

Tại sao camera bị gợn sóng, nhiễu và cách xử lý (3)

Do tác động từ môi trường xung quanh: Trong quá trình thi công và lắp đặt camera quý vị cần chú ý lắp đặt một cách tỉ mỉ, hợp lý. với mục đích là hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu từ môi trường ở xung quanh tới camera nhà bạn.

Khắc phục lỗi đến từ camera: Quý vị hãy test lại các mắt camera hiện đang hoạt động xem có ổn định không. Nếu cần thiết bạn hãy thay thế các mắt camera đang hoạt động không được tốt.

Kiểm tra ống kính và mặt kính camera: Khá đơn giản, quý vị sẽ dễ dàng kiểm tra được ống kính và mặt kính của camera nhà bạn. Quý vị hãy chắc chắn rằng tất cả kết nối tín hiệu điều ổn định và chắc chắn nó không chập chờn. Đồng thời ống kính của camera cũng cần được lắp chặt và đúng cách, hạn chế tối đa trường hợp bụi bẩn bám vào trong camera tạo ra tình trạng gợn sóng, nhiễu sóng

Hy vọng với những đánh giá được lắp đặt camera Đà Nẵng chia sẻ trên sẽ giúp quý vị biết được cách khắc phục camera bị nhiễu, gợn sóng nhanh gọn. Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: 0935 111 014 đơn vị lắp đặt camera Đà Nẵng hoặc nhắn tin trực tiếp vào phía bên dưới để được chúng tôi hỗ trỡ nhanh nhất.

Tại sao camera bị gợn sóng, nhiễu và cách xử lý (4)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *